Thế nào là bệnh viêm khớp cùng chậu?

Ngày đăng 19/06/2019 13:49

Xương cùng có hình tháp với 2 mặt trước và sau, 2 phần bên, có nền ở trên và đỉnh xương ở dưới.

- Mặt trước xương cùng (hay còn gọi là mặt chậu hông): bao gồm 4 đường ngang, ở hai đầu mỗi đường ngang sẽ có các lỗ cùng trước cho các ngành trước của các dây thần kinh cùng đi qua.

- Mặt sau (còn gọi là mặt lưng lồi): có cấu tạo gồ ghề bởi 5 mào dọc là: mào cùng giữa, 2 mào cùng trung gian và 2 mào cùng bên. Ở mào trung gian, phía ngoài mặt trước có các lỗ cùng sau tương ứng với các lỗ cùng trước. Phần dưới của mặt sau có hai sừng cùng nằm ở hai bên đầu dưới của ống cùng.

- Hai phần bên xương cùng: tiếp khớp với xương chậubởi diện nhĩ và diện loa tai, phía sau diện nhĩ là lồi củ cùng.

- Nền xương cùng: Phần giữa nền có lỗ trên của ống cùng ở sau, mặt trên thân đốt sống cùng 1 ở trước, bờ trước của mặt trên thân đốt sống cùng 1 nhô ra trước nên có tên là ụ nhỏ. Hai bên của nền xương cùng là hai cánh xương cùng và hai mỏm khớp trên.

- Đỉnh xương cùng: có cấu tạo quay xuống dưới và khớp với xương cụt.

Thế nào là bệnh viêm khớp cùng chậu?

* Các đốt sống cùng có hình dạng khác nhau tùy theo giới tính:

- Kích thước xương cùng ở nữ giới ngắn hơn nhưng bề ngang lại rộng hơn.

- Cấu tạo xương cùng ở nữ giới xiên chéo hơn về phía trước, do đó kích thước khoang chậu tăng. Cấu tạo này giúp phụ nữ thuận tiện hơn trong quá trình mang thai, tạo không gian cho thai nhi phát triển trong tử cung.

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý mãn tính, nó gây ra tình trạng một hoặc nhiều khớp giữa xương cột sống và xương chậu bị viêm. Các khớp bị viêm nằm ở phần dưới của xương cột sống, nối giữa xương hông và xương chậu. Do vậy, vùng bị viêm sẽ ảnh hưởng tới lưng dưới, ảnh hưởng tới phần hông, vùng mông và chân của người bệnh. 

- Triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu:

Viêm khớp cùng chậu có thể xảy ra với bất kỳ ai. Người bị viêm khớp cùng chậu sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, sau đó cơn đau lan xuống hông và đùi, gây cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Một số bài tập nhẹ nhàng, rất tốt cho khớp cùng chậu: 

- Bài tập căng cơ khép háng

Thực hiện bài tập: 
Người bệnh nằm ngửa, gập gối và đặt hai chân lên mặt sàn, dang rộng cho hai đầu gối cách xa nhau rồi giữ trong khoảng 15 – 30 giây và lặp lại 3 lần liên tiếp.

- Bài tập cơ mông

Thực hiện bài tập: Người bệnh nằm sấp,duỗi thẳng hai chânsau đó gồng cơ mông giữ trong khoảng 15 giây. Thực hiện bài tập khoảng 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.

- Massage trị liệu

Massage giúp tăng cường vận động cho các khớp, tuần hoàn máu tốt hơn, đồng thời giảm đau hiểu quả. Để massage các bạn có thể sử dụng ghế massage toàn thân, hoặc từ massage. Các ghế massage hiện đại được trang bị rất nhiều tính năng tiên tiến giúp chủ động trong quá trình xoa bóp - bấm huyệt.