Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Ngày đăng 30/06/2023 16:28

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý khá nguy hiểm, với nhiều biến chứng nặng, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống cũng như khả năng lao động của người bệnh. Tuy nhiên, do bệnh diễn tiến âm thầm nên nhiều người không thể nhận biết và đi khám sớm, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhé.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

dau-hieu-thoat-vi-cot-song-co

Dấu hiệu lâm sàng

Cơn đau bắt đầu từ 1 – 2 đốt sống rồi lan dần ra bả vai, cánh tay, hốc mắt và sau đầu.

Cảm giác tê ngứa lan từ cổ ra toàn bộ cơ thể, tới các chi do thoát vị chèn ép dây thần kinh.

Người bệnh gặp khó khăn khi ngửa, gập, xoay đầu. Việc đưa tay ra sau lưng, giơ lên, đi bộ cũng không được thoải mái như trước.

Các dấu hiệu khác: Đau một bên ngực, táo bón, khó thở, bí tiểu…

Dấu hiệu cận lâm sàng

Các dấu hiệu này thường nhận biết khi chụp MRI như:

Đĩa đệmthoát vị ra đằng trước hoặc sau

Phát hiện khối nhân nhày không ở vào vị trí tự nhiên

Cấu trúc cột sống, thân đốt sống có thay đổi, chiều cao của đốt sống giảm.

Rễ thần kinh hoặc tủy sống xuất hiện dấu hiệu bị chèn ép.

Dấu hiệu tăng theo cấp độ

Cấp độ 1: Người bệnh có cảm giác cổ hơi cứng, khó xoay, và đau mỗi khi thực hiện cúi, ngửa đầu. Cơn đau lan dần xuống vai, đau tăng khi làm việc nặng.

Cấp độ 2: Cơn đau kéo dài từ gáy ra sau đầu và tai. Khi vận động liên quan tới cổ, thậm chí chỉ cần xoay nhẹ phần cổ cũng thấy bị vướng, đau, thậm chí là vẹo cổ.

Cấp độ 3: Đau nhức ở vùng chẩm, chán, gáy, lan xuống bả vai. Người bệnh còn có thể bị đau, tê bì ở một hoặc hai bên tay. Đôi khi bị nấc cụt, chảy nước mắt, chóng mặt.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

dau-hieu-thoat-vi-cot-song-co-2

Dùng thuốc giảm đau: Gồm có thuốc giảm đau, kháng viêm với mục đích xoa dịu các cơn đau ở cổ, vai gáy, vùng đầu.

Phẫu thuật: Nếu bệnh nặng thì người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này thường được áp dụng với các trường hợp có triệu chứng đau nhức kéo dài từ 6 – 12 tuần.

Trị liệu thần kinh cột sống: Thuốc có tác dụng phụ còn phẫu thuật cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương thần kinh… do đó biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay là trị liệu thần kinh cột sống. Nó tác động tới cấu trúc cột sống và sửa lại các sai lệch. Nó thường được kết hợp với vật lý trị liệu để nâng cao hiệu quả điều trị.

Mong rằng với các Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được chia sẻ bởi Daiviet Sport trên đây các bạn có được nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh xương khớp này, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn nhé !

Phục hồi sau thoát vị đĩa đệm cột sống cổ với dụng cụ vật lý trị liệu.