Đau bụng dưới kèm đau lưng là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ. Cơn đau có thể xuất hiện trong chốc lát nhưng cũng có khi kéo dài và ngày càng thường xuyên, khiến chị em vô cùng mệt mỏi, khó chịu và lo lắng.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới kèm đau lưng
Vậy đau bụng dưới kèm đau lưng là bệnh gì và nguyên nhân từ đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng này, cũng như cách hạn chế bệnh xuất hiện.
Trước hết, nhiều chị em bị đau bụng và đau lưng trước mỗi kỳ kinh nguyệt do những thay đổi nội tiết tố của cơ thể trong thời gian này. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và tình trạng đau sẽ tự hết sau khi xuất hiện kinh nguyệt hoặc sau kỳ kinh.Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị đau đến mức dữ dội thì chị em cần được nghỉ ngơi; sử dụng túi chườm nóng để chườm bụng; hoặc uống thuốc giảm đau, điều hòa kinh nguyệt.
Có những trường hợp đau bụng kèm đau lưng là do bệnh viêm vùng chậu. Những chị em phụ nữ đã từng sinh đẻ, hoặc sử dụng vòng tránh thai cần chú ý bệnh lý này. Viêm vùng chậu thường kèm theo triệu chứng âm đạo tiết dịch nhiều, có mùi hôi; mệt mỏi, chóng mặt…
Bệnh u nang buồng trứng cũng là một trong những bệnh lý gây ra đau bụng dưới kèm đau lưng. Thường những cơn đau do bệnh lý này rất dữ dội và ngày càng tăng lên nên người bệnh cần được khám và điều trị chuyên khoa kịp thời.
Một bệnh lý thường gặp ở nữ giới có triệu chứng đau bụng dưới kèm đau lưng là viêm cổ tử cung. Bệnh do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cổ tử cung gây viêm nhiễm và đau âm ỉ vùng bụng dưới.
Bệnh lý về thận như sỏi thận, viêm thận…cũng khiến người bệnh bị đau bụng dưới và đau lưng.Khi sỏi thận di chuyển xuống bàng quang càng gây đau dữ dội, tức bụng và mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, người bệnh cần đi khám để được uống thuốc làm tan sỏi thận, hoặc mổ lấy sỏi để chữa trị dứt điểm cơn đau.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra cơn đau ở bụng dưới kèm đau lưng như các bệnh về xương khớp ở vùng lưng như: bệnh thoát vị đĩa đệm; thoái hóa đốt sống lưng; gai đốt sống lưng…
Hoặc những bệnh lý khác phụ nữ thường gặp như: mang thai ngoài tử cung; viêm âm đạo…Dù bất cứ biểu hiện đau như thế nào, chị em cũng nên đi khám để được điều trị sớm vì có nhiều bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn liên quan đến khả năng sinh đẻ.
Đồng thời, chị em phụ nữ cũng cần chú ý một số biện pháp để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị giảm đau bụng dưới và đau lưng hiệu quả. Cụ thể:
- Vệ sinh âm đạo đúng cách: thường xuyên rửa âm đạo với nước sạch, theo cách từ phía trước ra sau; không dùng nước hoa vùng kín, không dùng xà phòng để thụt rửa âm đạo.
- Chú ý quan hệ tình dục an toàn, tránh làm tổn thương niêm mạc âm đạo. Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục; tránh vi khuẩn, nấm xâm nhập làm viêm nhiễm âm đạo.
- Chườm nước nóng vào vị trí đau để giúp dây thần kinh và mô, cơ thả lỏng, mềm ra; giảm đau do căng cứng cơ và chèn ép dây thần kinh. Các bạn có thể sử dụng ghế massage có chế độ nhiệt hồng ngoại để hỗ trợ giảm đau lưng.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ; vận động thể chất thường xuyên; Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tránh áp lực, căng thẳng.
- Định kỳ đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời.