Thoát vị đĩa điệm là một bệnh không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà cả lớp trẻ hơn vẫn có thể mắc. Đây là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm chệch khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua dây chằng và chèn ép các rễ thần kinh, từ đó gây ra cảm giác đau nhức, tê bì. Tình trang này có thể xảy ra ở rất nhiều khu vực của cột sống. Một số triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như: đau nhức tay chân, đau nhức đột ngọt ở cổ, thắt lưng, vai gáy, tê bì chân tay, yếu cơ, bại liệt,…
Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm: Do làm việc, lao động, vận động quá sức, di chuyển, ngồi nằm sai tư thế, làm cho đĩa đệm cột sống chịu tổn thương. Tuổi tác cao cũng là nguyên nhân đa phần các bệnh nhân gặp phải, khi quá trình lão hóa xuất hiện, đĩa đệm cũng như cột sống bắt đầu mất nước, thoái hóa xơ cứng, rất dễ bị tổn thương. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể là do chấn thương ở vùng lưng trong tai nạn.
Một nguyên nhân nữa là các bệnh lý bẩm sinh ở vị trí cột sống như gù, thoái hóa cột sống,… Yếu tố về di truyền cũng có thể gây mắc bệnh. Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân nổi bật, vì khi trọng lượng cơ thể lớn thì sẽ gây sức ép nên đĩa đệm cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng. Các đối tượng lao động bằng chân tay, phải mang vác đồ nặng thường xuyên, không đúng tư thế đều có nhiều nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị, chủ yếu phải tránh những tư thế gây nên cơn đau, bệnh nhân phải tuân thủ liệu trình điều trị và dùng loại thuốc phù hợp. Các nhóm thuốc có thể giúp các triệu chứng giảm trong một thời gian ngắn như: thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, corticoid đường tiêm.
Nếu trong vài tuần các cơn đau không giảm thì bác sĩ có thể cân nhắc cho bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu. Có một tỉ lệ nhỏ các bệnh nhân mắc bệnh này cần phẫu thuật. Phương pháp này được cân nhắc nếu điều trị các phương pháp trên không có tác dụng trong vào 6 tuần, nhất là khi người bệnh có các biểu hiện khó đi lại, khó đứng, yếu cơ, kiểm soát cơ vòng kém. Ngoài ra còn một số liệu pháp khác thay cho việc uống thuốc ví dụ như châm cứu, massgae, yoga, phương pháp nắn xương khớp.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị chính là chế độ sinh hoạt. Người bệnh cần hạn chế hoạt động mạnh, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng theo hướng dẫn của nhân viên ý tế hoặc bác sĩ. Nên đi khám nếu thấy các triệu chứng nặng như là tê liệt chân, đau vùng bàn tọa, khó đi tiểu tiện, khó đại tiện, bị yếu ở bộ phần nào đó bất kì một cách đột ngột, đặc biệt là yếu vùng chân.
Người bệnh tránh nằm nhiều, nên nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn rồi đứng dậy, vận động nhẹ nhàng, đi lại từ từ, làm một số việc nhà. Việc nằm quá nhiều có thể tăng tình trạng khớp cột sống bị cứng và cơ yếu dần.
Đại Việt Sport là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe. Tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện tốt nhất nếu áp dụng hiệu quả các phương pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các bác sĩ. Tham khảo ngay máy tập vật lý trị liệu của Daiviet Sport