Thu nhập trọng tài Việt: Tiền cứng thua đứt khoản “mềm”

Ngày đăng 14/05/2016 07:22

  • Bàn đánh bóng bàn
  • ban ban bong ban
  • giá bàn bóng bàn
    •  - Nghề trọng tài luôn phải chịu rất nhiều áp lực và “tuổi thọ” cũng không cao (theo quy định của FIFA các trọng tài phải nghỉ khi 45 tuổi). Tuy nhiên, nếu chăm chỉ và khéo “co kéo” với các đội bóng, thì thu nhập của vua áo đen không hề thấp. Lương cứng 6 triệu/trận Lương cứng được áp dụng theo quy định của mỗi mùa giải, tùy theo điều kiện kinh tế. Trước đây, tiền công trả cho các trọng tài thổi còi, cầm cờ ở một trận đấu khá thấp, cỡ 2-3 triệu/ trận. Tuy nhiên, sau cuộc cách mạng do bầu Kiên khởi xướng, dân cầm còi, cầm cờ được điều chỉnh chế độ tương đối ổn, phần nào chơi mà thu nhập thật. Ở mùa giải 2016, mỗi trọng tài chính sẽ được trả 6 triệu đồng/trận, còn trợ lý là 4 triệu đồng. Về nguyên tắc phân công trọng tài sẽ do Ban trọng tài lên kế hoạch và duyệt. Mỗi lượt trận có 7 trận đấu, đồng nghĩa cần 14 trọng tài. Hiện tại Ban trọng tài có 21 trọng tài và 26 trợ lý nên việc phân công phải xoay tua. Ban trọng tài ưu tiên chọn trọng tài cứng, có mác FIFA, trước khi cân đối theo tiêu chí trọng tài trung lập và những người từng ẵm danh hiệu Còi vàng, Cờ vàng. Lựa chọn tiếp là các trọng tài nhiều năm cầm còi ở V.League rồi cuối cùng mới tới các trọng tài mới được “đôn” lên làm nhiệm vụ. trọng tài Việt, hà anh chiến, treo còi,T. V.League Trọng tài V.League có thể sống khỏe bằng lương cứng Như vậy, nếu trọng tài trong một tháng được giao nhiệm vụ bắt chính từ 2-3 trận (tiền di chuyển, ăn, ở và các chế độ khác đều được VPF lo), thì phần cứng thu về không đến nỗi tệ, thậm chí còn nhỉnh hơn cả nhiều cầu thủ. Với một số trọng tài FIFA, ngoài bắt giải quốc nội thì việc mời làm nhiệm vụ quốc tế đồng nghĩa thu nhập tăng lên. Dân cầm còi, cầm cờ còn “làm thêm” ở các giải phủi hoặc tham gia giảng dạy ở trung tâm thể thao, bóng đá, cũng có thêm khoản nhất định mỗi tháng. Ở Việt Nam, nghề trọng tài thường là nghề tay trái. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong các trận đấu, vua áo đen trở lại với công việc của một giáo viên, nhân viên sở TDTT… Nhìn chung nếu có chuyên môn, uy tín và chăm chỉ “cày”, các trọng tài Việt có mức thu nhập ổn so với mặt bằng chung của xã hội. Thế nhưng, người ta đồn rằng, với các trọng tài thì lương cứng thực chất chỉ là… phụ, còn phần “mềm” mới quyết định thu nhập và “đẳng” của ông vua sân cỏ. Bao nhiêu là đủ? Như đã nói ở trên, khoản cứng từ BTC giải chi trả có thể chỉ là khoản… phụ trong ngân sách thu nhập của giới cầm còi, cầm cờ. Sự thật về giới trọng tài từng phơi bày từ vụ trọng tài Lương Trung Việt và vệ tinh xơi “đạn bọc đường” khiến áo giáp thủng lỗ cách nay 10 năm. Vì thế, đến tận bây giờ, dân làng bong vẫn rỉ tai nhau rằng trọng tài có nhiều kiểu kiếm tiền, biến khoản cứng mà họ nhận được từ BTC giải chỉ giống như thêm thắt. trọng tài Việt, hà anh chiến, treo còi,T. V.League Nhưng một số vẫn dính tiêu cực vì muốn có những khoản "mềm" Có cựu trọng tài từng tiết lộ, riêng chế độ đi công tác, các trọng tài thường “lách luật” để có thêm “phụ phí”. Chẳng hạn như hóa đơn khách sạn, di chuyển, ăn. Nhưng “ăn” kiểu vậy, thực ra chỉ giống như “muỗi đốt inox”. Có những khoản lớn hơn, chẳng hạn như nghi án trọng tài Đinh Hải Dương được “bơm” 100 triệu đồng để Thanh Hóa đè nghiến HAGL đôi khi vẫn là câu chuyện dễ làm giật mình thon thót về khoản mềm kiếm được của các trọng tài. Tất nhiên, một khi muốn săn được khoản mềm, các trọng tài cũng phải được “đỡ đầu”. Thế mới có chuyện trong giới trọng tài thường có dây nọ, dây kia, phe cánh đấu đá nhau. Thu nhập của trọng tài Việt Nam khá ổn, nhưng chẳng biết bao nhiêu là đủ. Bởi thế giới ngầm trọng tài cũng nhiều chuyện không kém giới cầu thủ nên họ cái tiếng xấu, thậm chí có cả tiêu cực để rồi mất nghề, mất danh dự đến giờ chưa bao giờ tiêu tan toàn bộ. Hôm qua, trên trang cá nhân của mình, cựu tuyển thủ Quốc Vượng đã có tiết lộ gây sốc về chuyện kiếm tiền của giới trọng tài Việt Nam. Cựu tiền vệ SLNA nói đầy chua xót: “Thời tôi còn đá trọng tài nhận tiền của cả hai đội một lúc là chuyện bình thường, đội nào thắng cũng có tiền thua chả lẽ đòi lại? Tội nghiệp cho từng cá nhân cứ phải làm bia đỡ cho dư luận. Muốn con cái ngoan, cha mẹ phải làm gương cái này chắc ai cũng biết nhưng...”. Nhiều trọng tài mất nghiệp vì tiêu cực Năm 2005, bóng đá Việt Nam từng rúng động bởi scandal một loạt các trọng tài dính đến vụ án nhận tiền hối lộ của CLB Ngân hàng Đông Á. Theo hồ sơ vụ án, thì trọng tài Lương Trung Việt đã nhận 115 triệu đồng để môi giới hối lộ cho hàng loạt trọng tài khác. Vụ án ấy đã khiến rất nhiều trọng tài phải nhận án tù. Cụ thể, trọng tài Lương Trung Việt (7 năm tù), Phạm Hữu Lộc, Trương Thế Toàn, Hoàng Thế Dũng (4 năm tù). Các trọng tài Vũ Đình Chiến, Nguyễn Hữu Thành cũng bị rơi vào vòng lao lý. Mùa giải 2012, có tới sáu ông bầu bị bầu Kiên chỉ mặt đề nghị không cho tiền trọng tài nữa. Cũng giải đấy có hai trọng tài bị đình chỉ nhiệm vụ vĩnh viễn vì nhận tiền và vòi tiền của đội bóng. Những góc khuất của nghề trọng tài Việt Không quá nhiều cảm thông với tiếng còi "méo", nhưng đối với những ai hiểu nghề trọng tài quả thực "rất bạc" và nhiều cám dỗ. Video trọng tài "cướp trắng" bàn thắng của Hà Nội T&T Tình huống từ chối bàn thắng mười mươi xảy ra trong trận Hà Nội T&T tiếp Hải Phòng ở vòng 9 V.League, chiều 8/5. Xem trận hòa đầy tranh cãi giữa Thanh Hóa và SLNA Pha lập công của Omar Fayer trên chấm phạt đền giúp Thanh Hóa giữ lại 1 điểm trong trận derby miền Trung với SLNA.  Đại Nam Chuyên gia, cựu trọng tài nói gì về án treo còi vĩnh viễn?Trọng tài Hà Anh Chiến có thể thoát án treo còi vĩnh viễnTrọng tài Chiến bị treo còi vĩnh viễn: Quả chanh đã cạn nướcTreo còi vĩnh viễn trọng tài Hà Anh ChiếnChưa "xử" được trọng tài gây họa, SLNA đã mất tướngXem lại 4 sai lầm chết người của trọng tài ở vòng 9 V.LeagueÔng Nguyễn Văn Mùi nói gì về scandal trọng tài ở vòng 9 V.League?Video trọng tài "cướp trắng" bàn thắng của Hà Nội T&T Theo báo điện tử : VIETNAMNET Thu nhập trọng tài Việt: Tiền cứng thua đứt khoản “mềm”