Những góc khuất của nghề trọng tài Việt
Ngày đăng 13/05/2016 08:33
- Bàn đánh bóng bàn
- ban ban bong ban
- giá bàn bóng bàn
- Không quá nhiều cảm thông với tiếng còi "méo", nhưng đối với những ai hiểu nghề trọng tài quả thực "rất bạc" và nhiều cám dỗ. LTS: Những ngày qua, dư luận đang nổi sóng với những sai lầm của trọng tài Hà Anh Chiến ở sân chơi V-League. Không quá nhiều cảm thông với tiếng còi như thế, nhưng đối với những ai hiểu nghề trọng tài quả thực "rất bạc" cũng như nhiều cám dỗ...VietNamNet gửi tới quý độc giả loạt bài về nghề trọng tài, với những góc khuất, quy trình tuyển chọn và cả những áp lực mà Vua sân cỏ phải chịu... Bài 1: Trần ai nghề trọng tài "Nghề này, người ngoài nhìn vào tưởng là dễ nhưng không phải đâu. Để có thể cho ra lò một trọng tài phải mất quãng thời gian dài ngang chuyện học lên...thạc sỹ, tiến sỹ". Cựu trọng tài FIFA của Việt Nam Dương Văn Hiền đã chia sẻ như thế khi nói về nghề của mình... Tuyển sinh khắt khe như ngành...Công an Theo như các cựu trọng tài Dương Văn Hiền, Hoàng Ngọc Tuấn cho hay, để đủ điều kiện đi học những lớp sơ cấp của nghề thông thường nam, nữ học viên phải hội đủ tiêu chuẩn đầu tiên là về sức khỏe. Đào tạo ra một trọng tài là không dễ "Điều này là dễ hiểu, khi các cầu thủ trên sân chạy 10 km mỗi trận đấu thì không thể có chuyện các trọng tài chạy ít hơn, nếu như chẳng muốn nói là nhiều hơn rất nhiều", ông Hiền chia sẻ. Quy trình để tuyển sinh các học viên đầu tiên chưa dừng ở lại đó khi còn có những quy định khác về học vấn, lý lịch...mới có thể xét cho theo học lớp sơ cấp đầu tiên của nghề. Thông thường, ban trọng tài sẽ tổ chức các lớp học sơ cấp ở cả 3 miền dành cho những ai yêu, đam mê với nghề làm vua. Tất nhiên, như đã nói phải hội đủ những điều kiện về sức khỏe, lý lịch... "Ai cũng có thể học làm trọng tài, nhưng thực tế mỗi lớp sơ cấp ở 3 miền như thế mới chỉ là những bước đầu tiên thôi, còn quá trình sàng lọc là khắt khe vô cùng", cựu trọng tài Hoàng Ngọc Tuấn cho hay. Trong những khóa đào tạo tạo sơ cấp với cả trăm học viên như thế, đến khi kết thúc khóa học theo được, trụ lại được hoặc có tiềm năng...cũng chỉ còn 20 người là nhiều. Và bắt đầu từ đây, những học viên ưu tú này sẽ bước vào một quy trình đào tạo mới cao hơn, khắt khe hơn nữa trước khi có thể cầm còi, cầm cờ... Học thời gian ngang...tiến sỹ. "Để có thể bước ra ánh sáng ở các sân chơi hạng Nhất, V-League một trọng tài phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện trần ai chẳng kém bất cứ nghề nào. Thậm chí, quãng thời gian để có thể trở thành Vua sân cỏ ấy kéo dài ngang với thời gian học lên thạc sỹ, tiến sỹ...", cựu trọng tài FIFA Dương Văn Hiền ví von. Có khi phải mất cả chục năm mới bắt được ở V-league Minh chứng cho điều đó, ông giáo Hiền (vốn là giảng viên của trường ĐHKHXH&NV TP.HCM) cho hay: "Bạn cứ tính đi, sau khi qua được lớp sơ cấp các học viên bắt đầu tập trung vào học luật, rồi nhiều thứ khác nữa chứ không phải cầm còi, cầm cờ luôn được. Ở những lớp này, bắt đầu kiểm tra, ra soát lại nhiều thứ rồi dạy luật. Luật thì học dễ thôi có 17 điều cơ bản, nhưng mỗi trận đấu, mỗi tình huống sẽ khác nhau rất nhiều nên chuyện học khoảng 6 -7 năm trời là bình thường. Tất nhiên, học có nghĩa phải cọ xát ở những giải đấu cấp thấp nhất từ các giải đấu phong trào quận, huyện U11, U13...Học xong ở những lớp thực tế như thế này, thường sẽ lại có thêm đợt...sàng lọc nữa" Cũng theo các trọng tài, để có thể tốt nghiệp ra trường họ còn phải trải qua nhiều đợt kiểm tra thực tế lên cao dần, trước khi có thể thổi còi, cầm ở những giải đấu cao nhất là hạng nhất, V-League. Sàng lọc khắt khe qua nhiều quá trình, thế nên nhiều trọng tài phải mất cả chục năm kể từ khi bước vào lớp đầu tiên mới có thể ra nghề là chuyện rất bình thường. Đấy là chưa kể trong quá trình học như thế, việc quá tuổi quy định để trở thành trọng tài cũng là thách thức không nhỏ đối với nhiều người khi học mãi vẫn chưa tiến bộ... "Học cả chục năm là bình thường thôi vì thông thường các bài kiểm tra, rồi sự thể hiện trên sân cỏ ở những bài học thực tế tại các giải trẻ không dễ để vượt qua. Nếu ai giỏi, (và con số này cũng rất ít) thì cũng phải mất khoảng thời gian ngắn nhất là 5-6 năm mới có thể lên bắt ở hạng nhất, V-League...", cựu trọng tài Hoàng Ngọc Tuấn khẳng định. Để đào tạo ra một vua sân cỏ vất vả, cũng như đầy khắc nghiệt thế nhưng tuổi nghề cũng chẳng quá dài. Và chỉ một phút sa ngã, một tiếng còi sai tất cả sẽ đổ sông đổ bể. Bài 2 - Trọng tài: Nghề của cám dỗ Tuệ Anh TIN LIÊN QUAN: Trọng tài Chiến bị treo còi vĩnh viễn: Quả chanh đã cạn nướcTreo còi vĩnh viễn trọng tài Hà Anh ChiếnChuyên gia, cựu trọng tài nói gì về án treo còi vĩnh viễn?Chưa "xử" được trọng tài gây họa, SLNA đã mất tướngÔng Nguyễn Văn Mùi nói gì về scandal trọng tài ở vòng 9 V.League?Trọng tài Việt Nam: Thượng bất chính, hạ tắc loạnVideo trọng tài "cướp trắng" bàn thắng của Hà Nội T&TĐược trọng tài cứu, Hải Phòng vẫn đứt mạch bất bạiXem trận hòa đầy tranh cãi giữa Thanh Hóa và SLNA Theo báo điện tử : VIETNAMNET Những góc khuất của nghề trọng tài Việt